Trong ngành công nghiệp khai tác và chế biến gỗ thì xe nâng đóng vai trò như thế nào? Nên lựa chọn loại xe nâng nào phù hợp để sử dụng trong ngành gỗ? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp gợi ý cho doanh nghiệp. Hãy tham khảo!
Ngành gỗ Việt Nam đang tiềm năng phát triển lớn. Khi hoạt động khai thác và chế biến gỗ được đẩy mạnh thì các doanh nghiệp luôn tìm kiếm 1 chiếc xe nâng phù hợp và tối ưu hiệu suất làm việc. Bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu và làm rõ những thắc mắc, để có thể giúp bạn chọn mua được những mẫu xe với chất lượng tốt, giúp tối ưu hiệu quả làm việc cho doanh nghiệp của bạn.
1. Môi trường làm việc của xe nâng trong ngành gỗ
Môi trường làm việc của xe nâng phục vụ trong nhóm ngành gỗ là vô cùng đa dạng: xe nâng nguyên vật liệu và thành phẩm cho nhà máy chế biến gỗ nội thất, gỗ ván ép, ván lạng; nguyên vật liệu và thành phẩm cho các nhà máy giấy, nguyên vật liệu và thành phẩm cho nhà máy viên nén, nguyên vật liệu và thành phẩm cho các xưởng chế biến gỗ mỹ nghệ, nguyên vật liệu cho các xưởng chế tạo pallet gỗ,…
Do vậy, địa hình làm việc của xe nâng trong ngành gỗ là rất đa dạng: xe nâng trong nhà xưởng để nâng thành phẩm ván ép, giấy cuộn thường có tải trọng từ 3 đến 3.5 tấn, loại này làm việc trên địa hình tương đối bằng phẳng, ít gồ ghề, chiều cao nâng cơ bản nên khách hàng thường chọn loại xe nâng tiêu chuẩn, lốp đặc đơn hoặc lốp hơi đơn, chiều cao nâng tối đa từ 3 mét đến 3.5 mét.
Xe nâng nguyên vật liệu cho các xưởng chế biến gỗ, viên nén, dăm gỗ,… thường có tải trọng từ 2.5 cho đến 5 tấn, loại này thường làm việc ở ngoài trời, địa hình gồ ghề, nhiều dị vật (bãi ngoài trời), nền có thể là đất lầy lội hoặc lát xi măng nhưng mấp mô nhiều do tần suất xe chở hàng ra vào hoạt động cao, chiều cao nâng tương đối cao vì mục đích sử dụng của xe là cấp nguyên vật liệu; do vậy khách hàng sẽ thường chọn xe nâng có lốp kép để tăng độ ổn định, khả năng vượt địa hình và sức nâng cho xe, chiều cao nâng thường từ 4 mét cho tới 4.5 mét và nhiều bộ công tác đi kèm hỗ trợ công việc như bộ gật gù, bộ dịch giá, bộ kẹp gỗ,…
2. Các loại xe nâng sử dụng trong ngành gỗ? Các loại phụ kiện đặc biệt lắp cho xe nâng sử dụng trong ngành gỗ
Xe nâng phục vụ cho ngành gỗ ở Việt Nam thường là hai loại: xe nâng dầu Diesel và xe nâng điện 4 bánh ngồi lái.
2.1. Xe nâng kẹp giấy
Đối với những nhà máy sản xuất giấy, xe nâng lắp bộ công tác kẹp tròn luôn đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được. Mỗi một nhà máy thường phải trang bị ít nhất từ 3 tới 4 chiếc xe nâng kẹp giấy, và phải luôn luôn thực hiện bảo trì bảo dưỡng chặt chẽ, hạn chế trường hợp xe hỏng hóc làm ảnh hưởng tiến độ công việc.
Bộ công tác kẹp tròn tích hợp mâm xoay 360 độ lắp trên xe nâng HANGCHA có ưu điểm bền bỉ, gọn gàng, hoạt động tin cậy và dễ dàng tháo lắp khi không cần sử dụng hoặc đổi sang xe khác (xe dự phòng) khi xe nâng của bạn bị hỏng hóc cần phải sửa chữa. Các nhà máy lớn, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường,…
Thường sẽ sử dụng xe nâng điện lắp kẹp tròn để hoạt động trong nhà xưởng. Xe nâng điện HANGCHA 2.5 tấn, xe nâng điện HANGCHA 3.5 tấn lắp bộ kẹp tròn Cascade, kèm mâm xoay 360 độ luôn luôn là sản phẩm HOT cho ngành giấy. Quý khách có thể thoải mái lựa chọn sử dụng lốp hơi, lốp đặc hay lốp không vân tùy theo nhu cầu thực tế.
2.2. Xe nâng điện HANGCHA 2.5 tấn lắp bộ kẹp tròn trong một nhà máy giấy
Đối với các nhà máy vừa và nhỏ, không cần tuân thủ quá chặt chẽ các tiêu chuẩn, xe nâng dầu HANGCHA lắp bộ kẹp giấy có mâm xoay 360 độ của hãng Cascade hoặc Kangli sẽ là lựa chọn số một cho tối ưu hóa giá thành đầu tư và công năng sử dụng.
Xe nâng dầu lắp bộ kẹp giấy vừa có thể hoạt động trong nhà xưởng, vừa có thể chạy ra ngoài trời, chạy luân chuyển hàng hóa qua lại giữa các nhà xưởng với nhau, chuyển hàng lên container ở ngoài sân bãi,…
2.3. Xe nâng dầu HANGCHA 3.5 tấn lắp bộ kẹp tròn trong một nhà máy giấy
Tùy chọn kẹp đơn để kẹp 1 cuộn giấy 1 lần hoặc kẹp đôi để kẹp 2 cuộn giấy một lúc, thậm chí bộ kẹp tháp có thể kẹp 6 cuộn 1 lần, bộ kẹp tròn kết hợp cơ cấu gật gù, cũng luôn sẵn sàng tại Xe nâng Thiên Sơn. Bộ kẹp tròn có độ mở từ 300 mm đến 3000 mm,tải trọng từ 200 kg đến hơn 2000 kg.
2.4. Xe nâng kẹp gỗ Hangcha
Xe nâng dầu HANGCHA lắp thêm bộ kẹp gỗ sẽ trở thành một chiếc xe dọn dẹp bãi nguyên liệu tuyệt vời, hoặc cũng có thể dùng để vận chuyển các khối gỗ lên xuống xe tải, đa dụng hơn xe gắp gỗ thông thường, tất nhiên không thể thay thế hoàn toàn cho xe gắp gỗ, nhưng đây cũng là một phương án đầu tư để tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Cơ cấu cần thiết đi kèm với bộ kẹp gỗ là bộ gật gù, cho độ ngả tới 60 độ để phục vụ việc đổ hàng. Chiều cao nâng thông thường của xe nâng kẹp gỗ là từ 4 mét tới 4.5 mét.
Để tối ưu công năng và sức mạnh cho xe nâng kẹp gỗ, xe nâng Thiên Sơn thường tư vấn cho khách hàng lựa chọn options lốp đặc kép, động cơ Nhật Bản (ISUZU hoặc MITSUBISHI). Xe nâng HANGCHA 5 tấn, lốp đặc kép, động cơ MITSUBISHI S6S (lắp cho xe nâng 5 tấn mini) hay động cơ ISUZU 6BG1QP (lắp cho xe nâng 5 tấn big) luôn HOT do giá thành tốt nhất Việt Nam.
2.5. Xe nâng gầu xúc lật
Đối với ngành sản suất viên nén năng lượng, dăm gỗ, sản phẩm phù hợp là một chiếc xe nâng dầu 3.5 tấn lắp thêm gầu xúc và bộ gật gù. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xe nâng, xe nâng Thiên Sơn trong những năm qua thường tư vấn cho khách hàng sử dụng xe nâng 3.5 tấn,
Lắp gầu xúc và bộ gật gù để thay thế cho 1 chiếc xe xúc lật nhỏ chạy trong xưởng hẹp, nhiều kèo cột chống, bởi khả năng di chuyển linh hoạt hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn đến 20 ~ 30%. Xe nâng HANGCHA 3.5 tấn, động cơ Xinchai C490, lắp bộ gật gù – gầu xúc luôn cháy hàng cho việc phục vụ cấp liệu trong nhà máy dăm gỗ và viên nén năng lượng. Chiều cao nâng thông thường của xe nâng gầu xúc là 4.5 mét.
2.6. Xe nâng ván ép, ván lạng
Đối với những xưởng sản xuất ván ép, ván lạng (bóc gỗ), khách hàng luôn cần một chiếc xe nâng bền bỉ, công suất mạnh, tuổi thọ cao, và linh hoạt trong việc chuyển hàng lên container. Chính vì vậy, xe nâng HANGCHA 3.5 tấn, lắp bộ dịch giá luôn được khách hàng tin tưởng sử dụng trong suốt thời gian qua.
Nếu địa hình di chuyển quá xấu (đường đất lầy lội, gồ ghề, đường bê tông nham nhở,nhiều vật cản,…), khách hàng hoàn toàn có thể lựa chọn lắp lốp đặc kép cho xe hoạt động mạnh mẽ hơn và lâu hỏng hơn. Nếu địa hình di chuyển là tốt (bằng phẳng, không có dị vật) thì phiên bản tiêu chuẩn lắp lốp hơi xe nâng đơn sẽ là lựa chọn tiết kiệm chi phí nhất. Chiều cao nâng thông thường của xe nâng ván lạng thường từ 3 mét tới 3.5 mét.
3. Phương pháp bảo trì và bảo dưỡng xe nâng trong ngành gỗ
Công việc bảo trì và bảo dưỡng xe nâng phục vụ trong ngành gỗ nhìn chung không khác gì so với công việc bảo dưỡng những chiếc xe nâng thông thường. Tuy nhiên, do đặc tính làm việc trong nhưng môi trường tương đối khắc nghiệt, nên đòi hỏi người sử dụng phải lưu ý thận trọng những hạng mục sau:
- Thường xuyên vệ sinh ngoại quan xe: thổi bụi, rửa sạch bùn đất, bui bẩn bám trên thân xe và các bộ phận trên xe như bùn đất dính trên bánh xe, dầm cầu moay – ơ bánh xe, khung nâng,…
- Thường xuyên bôi mỡ vào các vị trí quy định trên xe: các vú tra mỡ được bố trí tại những vị trí quan trọng trên xe; bôi trơn ray trượt của khung nâng, bôi trơn xích tải của khung nâng,…
- Thực hiện bảo dưỡng định kỳ sớm hơn những xe nâng thông thường: Thay nhớt, thay lọc,…
Đặc biệt: do môi trường khắc nghiệt, nhiều bụi bẩn, xe nâng trong ngành gỗ cần được chú trọng vệ sinh lọc gió động cơ thường xuyên: thổi bụi lọc gió 1 đến 2 lần một ngày; thay lọc gió sau khoảng 2 đến 3 tháng sử dụng để đảm bảo tuổi thọ cho động cơ. Xe nâng HANGCHA có trang bị tùy chọn lắp thêm bộ lọc gió ướt, tăng đáng kể tuổi thọ cho xe. Đối với môi trường sản xuất viên nén năng lượng, bụi mịn trong không khí cực kỳ nhiều, nếu khách hàng không thực hiện đúng quy định bảo dưỡng xe nâng thường xuyên, vệ sinh bộ lọc gió thì sẽ rất nguy hại cho động cơ của xe nâng.
4. Lời khuyên khi lựa chọn xe nâng cho ngành gỗ
Xe nâng Thiên Sơn khuyến cáo Quý khách hàng khi lựa chọn xe nâng phục vụ cho ngành gỗ cần chú ý những điểm sau:
- Tải trọng hàng hóa cần nâng: Khách hàng nên chọn tải trọng xe dư khoảng 30 đến 40% tại trọng hàng hóa cần nâng, để xe có thể lắp thêm được các bộ công tác cần thiết và nâng hàng không bị sát tải, làmgiảm tuổi thọ xe
- Chú ý đo đạc thật kỹ để đưa ra lựa chọn chiều cao cho khung nâng, chiều cao nâng tối đa của xe nâng cần lớn hơn 20 cm đến 30 cm so với chiều cao chất hàng hóa để đảm bảo xe có thể làm việc được. Nếu chọn xe có chiều cao nâng tối đa đúng bằng chiều cao chất hàng, xe sẽ không thể sử dụng được.
- Chọn loại phụ kiện cần thiết lắp thêm cho xe nâng để tăng tuổi thọ xe và tối ưu sức mạnh cho xe: bộ lọc gió xe nâng, bộ lốp đôi, lốp đặc, cabin kín, kính chắn gió,…
Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với Xe nâng Thiên Sơn để được tư vấn chi tiết hơn cho chiếc xe nâng ngành gỗ mình cần!
5. Giá thành hiện nay của xe nâng ngành gỗ
Giá thành của xe nâng ngành gỗ phụ thuộc rất nhiều vào yêu cầu làm việc của Khách hàng như Xe nâng Thiên Sơn khuyến cáo cách lựa chọn xe ở trên. Trong một số trường hợp, Khách hàng cần cân nhắc lược bỏ bớt tính năng, hoặc bộ phận không cần thiết để tiết kiệm chi phí đầu tư. Cũng có khi nhà cung cấp sẽ tư vấn Khách hàng bổ sung thêm một số tính năng cần thiết cho công việc thực tế, tuy chi phí đầu tư ban đầu sẽ cao, nhưng bù lại, hiệu suất làm việc của xe sẽ cao, đem lại lợi nhuận cuối cùng cho Quý khách.
Xe nâng Thiên Sơn với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xe nâng lâu năm, sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm, sẽ tư vấn cho Quý khách hàng những chiếc xe nâng ngành gỗ phù hợp nhất với mức giá luôn tốt nhất.
Xem thêm: